Phao và đăng kí phao Cospas-sarsat

.1 Đảm bảo rằng tất cả các nhân viên được cấp chứng chỉ GMDSS chịu trách nhiệm gửi báo động cấp cứu đã được hướng dẫn và có đủ khả năng vận hành, thiết bị vô tuyến điện cụ thể trên tàu;
.2 Đảm bảo người chịu trách nhiệm thông tin liên lạc trên tàu phải cung cấp các thông tin và hướng dẫn cần thiết cho tất cả các thành viên trên tàu về cách sử dụng thiết bị GMDSS để gửi một báo động cấp cứu trong các trường hợp cấp cứu;
.3 Đảm bảo hướng dẫn về thiết bị khẩn cấp phải được sử dụng để cung cấp chức năng GMDSSnhư một cuộc diễn tập "rời tàu",
.4 Đảm bảo việc kiểm thử thiết bị GMDSS chỉ được thực hiện dưới sự giám sát của người chịu trách nhiệm về các thông tin liên lạc trong các sự kiện cấp cứu;
.5 Đảm bảo việc kiểm thử thiết bị GMDSS hoặc các cuộc diễn tập không bao giờ được phép gây ra các báo động cấp cứu giả;
.6 Đảm bảo các nhận dạng được mã hóa trong các phao EPIRB phải được đăng ký một cách chính xác trong cơ sở dữ liệu có thể truy cập 24h/ngày hoặc được cung cấp tự động tới các cơ quan tìm kiếm cứu nạn(Thuyền trưởng phải  xác nhận các phao EPIRB đã được đăng ký trên cơ sở dữ liệuCospas-Sarsat, việc này hỗ trợ các dịch vụ tìm kiếm cứu nạn xác minh tàu bị nạn trong các sự kiện cấp cứu );
.7 Đảm bảo dữ liệu đăng ký phao EPIRB, Inmarsat và DSC được cập nhật ngay lập tức nếu có bất kỳ thay đổi thông tin nào liên quan đến tàu như chủ tàu, tên tàu hoặc quốc gia treo cờ, và đảm bảo cập nhật lại dữ liệu mới của tàu vào thiết bị GMDSS có liên quan;
.8 Đối với các tàu đóng mới thì vị trí lắp đặt phao EPIRB phải đảm bảo được xem xét ở giai đoạn thiết kế và thi công ban đầu;
.9 Đảm bảo các phao EPIRB được lắp đặt cẩn thận theo đúng các hướng dẫn của nhà sản xuất và được các nhân viên có trình độ sử dụng Phao EPIRB phải được lắp đặt ở một vị trí cho phép chúng có thể tự nổi và tự động kích hoạt khi tàu đắm. Phải bảo quản để đảm bảo phao không bị can thiệp vào hoặc bị kích hoạt không mong muốn. Nếu mã hóa phao cần được thay đổi hoặc các pin nguồn cung cấp đang được bảo dưỡng, thì nhất thiết phải tuân theo các yêu cầu của nhà sản xuất một cách nghiêm ngặt. Trong một số trường hợp dây buộc phao EPIRB bị gắn chặt vào tàu nên không thể nổi tự do trên mặt nước.
.10 Đảm bảo các phao EPIRB không bị kích hoạt nếu tàu bị nạn đã nhận được sự trợ giúp ngay lập tức (các phao EPIRB dùng để gọi trợ giúp nếu tàu không thể nhận được sử trợ giúp bằng các phương thức khác, và để cung cấp thông tin vị trí và các tín hiệu hiện trường cho các đơn vị tìm kiếm cứu nạn);
.11 Đảm bảo nếu một tàu vô tình phát báo động cấp cứu thì tàu sẽ phải cố gắng liên lạc với Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn bằng bất kỳ phương tiện nào để hủy báo động cấp cứu giả theo các quy trình;
.12 , Sau khi sử dụng phao EPIRB trong trường hợp khẩn cấp, cố gắng tìm lại được phao EPIRB và ngắt kích hoạt
.13 Đảm bảo khi phao EPIRB bị hư hỏng và cần phải hủy, nếu tàu được bán làm phế liệu, hoặc nếu phao EPIRB không còn được sử dụng vì bất kỳ lý do gì, thì phải ngừng hoạt động phao EPIRB bằng cách thực hiện tháo pin nguồn cung cấp và nếu có thể trả lại nhà sản xuất hoặc thực hiện phá hủy phao.

Rất ít trường hợp mà chủ thiết bị cần kích hoạt thiết bị cấp cứu ở chức năng hoạt động thông thường với mục đích để thử. Dù vị trí thiết bị cấp cứu đang ở đâu và thời gian kích hoạt dài hay ngắn, việc kích hoạt thiết bị ở chế độ hoạt động thông thường sẽ bị đài LUT trong hệ thống Cospas-Sarsat phát hiện. Sau đó, báo động cấp cứu sẽ được chuyển tới các Trung tâm MCC trong hệ thống Cospas-Sarsat. Kết quả là, một loạt các hoạt động phối hợp liên quốc gia thực hiện để đảm bảo rằng tất cả các Trung tâm MCC trên khắp thế giới đều biết về việc phát cấp cứu của thiết bị ở chế độ hoạt động và các thiết bị máy móc tại Trung tâm MCC đã được lập trình cho việc ứng phó tiếp theo với báo động cấp cứu nhận được.
Do vậy, việc thử thiết bị cấp cứu ở chế độ hoạt động nên được thông báo và phối hợp trực tiếp với Trung tâm MCC phụ trách khu vực có thiết bị.

Thiết bị cấp cứu EPIRB/ELT/PLB được thiết kế với chức năng tự kiểm tra để đánh giá các chức năng hoạt động sẵn sàng của thiết bị. Việc nhấn nút thử thiết bị sẽ không phát ra tín hiệu cấp cứu lên vệ tinh Cospas-Sarsat. Tuy nhiên, việc thử sẽ gây tốn pin của thiết bị, do vậy việc thử chỉ nên thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu chủ phao có thắc mắc liên quan đến chức năng tự thử của thiết bị, hãy liên hệ với nhà sản xuất phao trước khi tiến hành thử phao.
Nếu chủ phương tiện vô tình kích hoạt chức năng hoạt động của thiết bị, hãy ngay lập tức liên hệ với Trung tâm MCC gần nhất để thông báo. Trung tâm MCC Việt nam có địa chỉ tại số 02, Nguyễn Thượng Hiền, Hồng Bàng, Hải Phòng, ĐT: 0225. 3822 181.
Phao cứu nạn được mã hóa theo loại phao và phương thức sử dụng. Chuỗi mã nhận dạng được mã hóa bởi nhà cung cấp được gọi là mã HEX ID. Khi giải mã chuỗi nhận dạng HEX ID sẽ nhận được các thông tin cần thiết về phương tiện: mã quốc gia, giao thức sử dụng của phao, hô hiệu của tàu hay máy bay, số MMSI hay đăng ký, hay một chuỗi số được liên kết tới cơ sở dữ liệu trong trường hợp phao được tích hợp GPS. Mỗi phao chỉ được gắn với số MMSI, hô hiệu của một tàu hay một máy bay cụ thể, nếu có sự chuyển đổi phương tiện phao cần phải mã hóa lại. Để giải mã được mã HEX ID của phao bạn truy cập vào trang web sau và điền mã HEX ID của phao: http://www.cospas-sarsat.org/en/component/beacondecode/?task=showBeacon
Số HEX ID hay chuỗi số nhận dạng là chuỗi mã được cài đặt trong mỗi một phao Cospas-Sarsat và sẽ truyền đi khi phao được kích hoạt. Số HEX ID gồm 15 ký từ bao gồm các số từ 0-9 và các chữ cái từ A-F.  Mã được gắn trên thân phao. Khi tiến hành đăng ký phao sử dụng phải điền thông tin này vào trong mẫu đăng ký vì đây chính là liên kết duy nhất giữa phao cứu nạn với cơ sở dữ liệu về phao. Không có mã HEX ID này phao sẽ không được đăng ký.

Phao Cospas-Sarsat hoạt động trên tần số 406 MHz và có thể được kích hoạt bằng 2 cách nhân công và tự động. Khi Phao Cospas-Sarat được kích hoạt sẽ phát ra tín hiệu, tín hiệu đó được phát lên vệ tinh, qua các trạm xử lý ở dưới mặt đất và chuyển tới cơ quan Tìm kiếm Cứu nạn thích hợp.

Phao Cospas-Sarsat chỉ được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp (gặp sự cố, tai nạn) có khả năng nguy hiểm đến tính mạng con người. Phao Cospas-Sarsat giúp cho cơ quan tìm kiếm cứu nạn có thể xác định vị trí người bị nạn.
Phao Cospas-Sarsat gồm có 4 loại hoạt động trên 3 lĩnh vực như sau:
  • Phao Vô tuyến Chỉ báo Vị trí Khẩn cấp (EPIRB), Phao Báo động An ninh Tàu biển (SSAS) được trang bị cho tàu thuyền, phương tiện, công trình trên biển;
  • Phao Định vị Khẩn cấp (ELT) được trang bị cho các tàu bay;
  • Phao Định vị Cá nhân (PLB) được trang bị cho cá nhân như người đi bộ, ô tô và những người thám hiểm trên đất liền.

Phao Cấp cứu Cospas-Sarsat là thiết bị điện tử giúp cho cơ quan tìm kiếm cứu nạn có thể xác định vị trí người bị nạn trong các tình huống tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.
Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam (Vishipel)
Cơ quan chủ quản: Bộ Giao thông Vận tải
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam (Vishipel)
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Anh Sơn - Phó Tổng Giám đốc Công ty.
Giấy phép thiết lập Trang tin điện tử số 01/GP-TTĐT do Sở Thông tin và truyền thông
Hải Phòng cấp ngày 21/03/2024.