Hỏi đáp

– Thiết bị đạt chuẩn, được Tổng cục Thủy sản công nhận.

– Giá bán hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của chủ tàu.


 

Ngoài hai tính năng trên, thiết bị Vifish.18 còn có các tính năng gia tăng tiện ích và bảo đảm an toàn khi tàu hành trình trên biển như:

– Báo động cấp cứu khi tàu gặp nguy hiểm cần trợ giúp;

– Cung cấp thông tin thời tiết tại các vùng biển;

– Gửi/nhận điện hai chiều tàu-bờ, tàu – tàu, tàu – đội tàu;

– Gửi tin nhắn SMS tới máy điện thoại di động trên bờ.


 

Khách hàng liên hệ để mua thiết bị tại các Đài Thông tin Duyên hải và các đại lý bán thiết bị hàng hải trên toàn quốc.


 
Trường hợp thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng, thuyền trưởng phải sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc khác, báo cáo vị trí tàu cá về trung tâm giám sát tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố, ven biển 06 giờ/lần và phải đưa tàu về cảng để sửa chữa trong 10 ngày kể từ khi thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng.
 

Khi tàu thuyền và thuyền viên đều an toàn không cần trợ giúp nhưng tàu vẫn nhấn giữ nút SOS trên thiết bị Vifish.18. Tàu đã phát đi một báo động cấp cứu giả.
– Lãng phí nguồn lực quốc gia trong việc xác minh và tìm cách hỗ trợ tàu báo nạn giả.

– Ảnh hưởng tới hiệu quả hỗ trợ các sự kiện thực sự nguy hiểm.

– Lưu ý, Báo động giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.


 

Sau khi vô ý gây ra báo động giả, tàu cần ngay lập tức thông báo tới Đài TTDH bằng mọi phương thức liên lạc để hủy báo động cấp cứu vừa phát đi.


– Thuyền viên trên tàu cần nghe và nhớ kỹ các hướng dẫn sử dụng thiết bị Vifish.18 từ các kỹ thuật viên lắp đặt của các Đài TTDH. Hỏi kỹ về các tình huống được sử dụng nút khẩn cấp SOS.

Thực hiện các thao tác theo Tờ hướng dẫn gửi kèm.

– Không tự ý sửa chữa thiết bị Vifish.18. Liên hệ tới Đài TTDH khi thiết bị gặp trục trặc.

– Trừ khi gặp tai nạn cần sự trợ giúp, tuyệt đối không được ấn vào nút SOS.


 

01 bộ Vifish.18 gồm 02 bộ phận chính là: ăng ten và hộp nối, ngoài ra kèm theo các phụ kiện như: 08m cáp ăng ten, 05m cáp nguồn, 01 sợi dây chì, giá đỡ ăng ten, phiếu bảo hành và tài liệu hướng dẫn sử dụng.


Thiết bị Vifish.18 cần được lắp đặt theo đúng tiêu chuẩn, do kỹ thuật viên đã qua đào tạo thực hiện, hiện tại khách hàng chưa thể tự lắp đặt hoặc kích hoạt thiết bị

Inmarsat sở hữu mạng thông tin vệ tinh tin cậy nhất trên thế giới. VIFISH 18 hoạt động trên các vệ tinh địa tĩnh, điều đó có nghĩa là rất ít khả năng của các cuộc gọi bị rớt.

Để biết được thiết bị đang hoạt động thì trên tàu có màn hình chuyên dụng/ máy tính bảng/ điện thoại thông minh cài phần mềm VIFISH trên tàu và kết nối với thiết bị VIFISH.18. Trên tàu có thể nhận biết qua 3 biểu tượng chức năng ở trên cùng. Nếu các biểu tượng này không báo đỏ và không có gạch chéo là thiết bị đang hoạt động bình thường.

Tuổi thọ pin của hộp đấu nối kéo dài khoảng 3 năm, cho thời gian hoạt động liên tục tối đa 05 ngày.

 

Thiết bị Vifish.18 có giao điện Bluetooth để kết nối với thiết bị như: điện thoại, máy tính bảng…để hiển thị thông tin, tra cứu dữ liệu, gửi điện 2 chiều và gửi tin nhắn về bờ.

– Nếu sử dụng Máy tính để bàn: mở trình duyệt web (Cốc cốc/ Google Chrome) truy cập vào trang vifish.vn.

– Nếu sử dụng Máy tính bảng và điện thoại thông minh: tải phần mềm VIFISH trên chợ ứng dụng và cài đặt phần mềm ra máy.

Nhập tài khoản đã được cấp để theo dõi, giám sát đội tàu của mình.


Chủ tàu chỉ cần sử dụng 1 tài khoản là có thể theo dõi toàn bộ đội tàu của mình.

– Theo quy định của Luật thủy sản 2017 và Tổng cục thủy sản: tàu thuộc chủ tàu nào thì khai báo tàu theo đúng cho chủ tàu đó. Mỗi chủ tàu chỉ được phép cấp 1 tài khoản để theo dõi cả đội tàu của mình. Vì vậy, Công ty VISHIPEL chỉ cấp 1 tài khoản duy nhất cho chủ tàu để theo dõi cả đội tàu.

– Phần mềm VIFISH khi mất mạng internet thì màn hình sẽ tự động chuyển về trang đăng nhập. Người dùng muốn sử dụng lại phần mềm mà không phải nhập lại tài khoản và mật khẩu thì phải khởi động lại điện thoại/ máy tính bảng hoặc thoát ứng dụng VIFISH đang chạy ngầm. Sau đó, mở phần mềm VIFISH thì sử dụng được bình thường mà không phải đăng nhập.

– Hoặc báo Đài TTDH khôi phục lại mật khẩu mới và đăng nhập lại vào phần mềm.


– Bạn có thể tra cứu hành trình của tàu đã đi nhiều nhất là 90 ngày kể từ ngày tra cứu trở về trước đó.

– Ngoài dịch vụ trong gói thuê bao, để sử dụng các dịch vụ gia tăng khác bạn cần đăng ký sử dụng dịch vụ gia tăng với các đài TTDH.


Sealink là danh mục các giải pháp kết nối VSAT do VISHIPEL cung cấp tại thị trường Việt Nam. Các dịch vụ Sealink là dịch vụ VSAT hàng hải, truy cập chia sẻ, cung cấp truy cập Internet liên tục và các dịch vụ dựa trên nền IP để đáp ứng bất kỳ yêu cầu thông tin nào.
Sử dụng mạng các vệ tinh từ nhiều nhà khai thác vệ tinh khác nhau để có được vùng phủ sóng băng tần Ku toàn cầu.
Vùng phủ sóng toàn cầu.
Tùy thuộc vào từng gói cước khách hàng lựa chọn sẽ có những tốc độ sử dụng dịch vụ tương ứng. Mỗi gói cước sẽ được quy định tốc độ tối đa (MIR) và tốc độ cam kết (CIR). Tốc độ tối đa lên đến 8mbps và tốc độ cam kết lên đến 2mbps. 
Maximum Internet Rate (MIR)
MIR được định nghĩa là tốc độ thông tin tối đa có thể được phân bổ cho một tàu. MIR được biểu thị bằng bit/giây và được sử dụng trong các gói cước để xác định các mức dịch vụ cụ thể. MIR không phải là băng thông được đảm bảo, có nghĩa là tất cả các tàu yêu cầu băng thông trong mạng trước tiên được chỉ định tốc độ thông tin cam kết CIR trước khi có khả năng lên đến tốc độ thông tin tối đa MIR.
Committed Internet Rate (CIR)
CIR được định nghĩa là tốc độ thông tin cam kết và là lượng băng thông đảm bảo được phân bổ cho tàu khi được yêu cầu. CIR được biểu thị bằng bit/giây và được sử dụng để phân biệt các gói dịch vụ cụ thể. Các mức dịch vụ CIR dựa trên một vùng phủ sóng đã thỏa thuận. Đối với các gói dịch vụ Business, Premium, các cấp độ dịch vụ dựa trên tốc độ cam kết CIR. Mức dịch vụ bắt đầu từ 64 Kbps cho độ rộng băng thông ở mức đảm bảo và lên đến 8 Mbps.
GX là dịch vụ băng thông rộng tốc độ cao đầu tiên do một nhà điều hành mạng duy nhất Inmarsat khai thác và quản lý với vùng phủ sóng toàn cầu (trừ hai vùng cực). Điều đó có nghĩa là Fleet Xpress, dịch vụ hàng hải kết hợp giữa băng tần Ka và L của chúng tôi, tốt hơn và đơn giản hơn các dịch vụ VSAT truyền thống.
Các thành phần thiết bị chính để sử dụng dịch vụ Sealink bao gồm:
- Ăng ten hàng hải và thiết bị đầu cuối.
- Thiết bị mạng Xchange.
Các gói cước của dịch vụ này đều là không giới hạn, khách hàng chủ động lựa chọn các gói cước với các mức tốc độ sử dụng dịch vụ khác nhau và trả một mức chi phí cố định. Khách hàng sẽ không phải lo lắng đến việc phát sinh dung lượng, chi phí ngoài mong muốn.
Có, Vishipel cung cấp các gói truyền hình trả tiền để phục vụ nhu cầu của Thuyền viên - Khách hàng liên hệ với các Điểm DVKH của Vishipel để biết thêm chi tiết.
VISHIPEL sử dụng chính sách sử dụng công bằng để đảm bảo chất lượng mạng. Các ứng dụng có băng thông lớn như MP3, MP4 và các ứng dụng khác yêu cầu băng thông lớn có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của tàu tải các ứng dụng này và các tàu khác trong cùng một mạng chia sẻ. Để đảm bảo mạng của chúng tôi hoạt động hiệu quả nhất có thể, các ứng dụng này đã bị chặn.
Có, Zoom, Microsoft Teams, Skype và các phần mềm thông tin truyền hình khác có thể được sử dụng qua mạng iDirect và Newtec Dialog của VISHIPEL. Khi các ứng dụng này tiêu thụ một lượng lớn băng thông, VISHIPEL sẽ điều chỉnh băng thông để tránh tình trạng quá tải của mạng vệ tinh. Phần mềm thông tin truyền hình như Skype có thể hoạt động với mức dịch vụ tối thiểu 160 Kbps / 160 Kbps cho các luồng truyền hình cơ bản.
Có, nhiều người dùng có thể sử dụng máy tính cùng lúc trong khi ai đó đang sử dụng một hoặc cả hai điện thoại.
Có, khách hàng có thể nâng cấp bất kỳ lúc nào trong khi sử dụng dịch vụ, và thời gian cam kết tối thiểu sẽ được áp dụng từ khi nâng cấp gói cước.
Không, khách hàng không được chuyển đổi từ các gói không giới hạn lưu lượng (SLG) sang gói giới hạn lưu lượng (SPL). Nếu khách hàng chuyển đổi sẽ coi như dừng dịch vụ với gói cước không giới hạn và kích hoạt lại dịch vụ với gói cước giới hạn lưu lượng.
Tàu có thể Top up lưu lượng. Chi tiết theo bảng cước ban hành. Mọi thủ tục liên hệ với các Điểm DVKH gần nhất.
Là thời gian KH buộc phải trả tiền cước cho thuê bao đăng ký ngay cả khi không có như cầu sử dụng dịch vụ.
- Thuyền viên phải có Smartphone;
- Smart phone phải được cài Apps Xchange data.
FAP là Chính sách sử dụng dịch vụ công bằng. VISHIPEL sử dụng chính sách sử dụng công bằng để đảm bảo chất lượng mạng. Các ứng dụng có băng thông lớn như MP3, MP4 và các ứng dụng khác yêu cầu băng thông lớn có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của tàu tải các ứng dụng này và các tàu khác trong cùng một mạng chia sẻ. Để đảm bảo mạng của chúng tôi hoạt động hiệu quả nhất có thể, các ứng dụng này đã bị chặn.
Fleet Xpress, dịch vụ vệ tinh hàng hải mới nhất của Inmarsat, rút ngắn khoảng cách về trao đổi thông tin liên lạc trên biển với trên bờ. Trao đổi thông tin cho các khách hàng (gồm: nhà khai thác tàu, thủy thủ đoàn và nhà quản lý bằng cách cho phép hoạt động kinh doanh vận tải hiệu quả hơn, hiệu suất cao. Với độ tin cậy và tính đơn giản chưa từng có, Fleet Xpress cung cấp tốc độ dữ liệu cao được kích hoạt bởi công nghệ Global Xpress (GX) băng tần Ka kết hợp với độ tin cậy đã được chứng minh của FleetBroadband.
Vùng phủ sóng toàn cầu.
Các khách hàng của dịch vụ Fleet Xpress là các tàu có nhu cầu truy cập Internet, kết nối, truyền dữ liệu lớn, thông tin liên lạc và ứng dụng giải trí cho thuyền viên. Bao gồm nhưng không giới hạn: các tàu chở dầu/khí hóa lỏng, tàu vận tải, du thuyền, tàu nghiên cứu, thám hiểm, đo đạc trên biển,…
Tùy thuộc vào từng gói cước khách hàng lựa chọn sẽ có những tốc độ sử dụng dịch vụ tương ứng. Mỗi gói cước sẽ được quy định tốc độ tối đa (MIR) và tốc độ cam kết (CIR). Tốc độ tối đa lên đến 10mbps và tốc độ cam kết lên đến 5mbps. 
MIR được định nghĩa là tốc độ thông tin tối đa có thể được phân bổ cho một tàu. MIR được biểu thị bằng bit/giây và được sử dụng trong các gói cước để xác định các mức dịch vụ cụ thể. MIR không phải là băng thông được đảm bảo, có nghĩa là tất cả các tàu yêu cầu băng thông trong mạng trước tiên được chỉ định tốc độ thông tin cam kết CIR trước khi có khả năng lên đến tốc độ thông tin tối đa MIR.
CIR được định nghĩa là tốc độ thông tin cam kết và là lượng băng thông đảm bảo được phân bổ cho tàu khi được yêu cầu. CIR được biểu thị bằng bit/giây và được sử dụng để phân biệt các gói dịch vụ cụ thể. Các mức dịch vụ CIR dựa trên một vùng phủ sóng đã thỏa thuận. 
GX là dịch vụ băng thông rộng tốc độ cao đầu tiên do một nhà điều hành mạng duy nhất Inmarsat khai thác và quản lý với vùng phủ sóng toàn cầu (trừ hai vùng cực). Điều đó có nghĩa là Fleet Xpress, dịch vụ hàng hải kết hợp giữa băng tần Ka và L của chúng tôi, tốt hơn và đơn giản hơn các dịch vụ VSAT truyền thống.
Các thành phần thiết bị chính để sử dụng dịch vụ Fleet Xpress bao gồm:
- Ăng ten hàng hải và thiết bị đầu cuối GX.
- Ăng-ten và thiết bị đầu cuối của FleetBroadband 250 hoặc 500.
- Thiết bị mạng ( NSD hoặc Xchange FX).
Các gói cước của dịch vụ này đều là không giới hạn, khách hàng chủ động lựa chọn các gói cước với các mức tốc độ sử dụng dịch vụ khác nhau và trả một mức chi phí cố định. Khách hàng sẽ không phải lo lắng đến việc phát sinh dung lượng, chi phí ngoài mong muốn.
Fleet Xpress đáp ứng thông tin liên lạc cho thủy thủ đoàn lên 1 cấp độ mới, hỗ trợ đời sống của những người đi biển. Các cuộc gọi điện truyền hình thường xuyên về nhà,  xem thể thao và tin tức, mua sắm trực tuyến và sử dụng mạng xã hội thông qua điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách tay của thủy thủ đoàn sẽ trở nên phổ biến hơn.
Ngoài ra, dịch vụ được quản lý theo yêu cầu của Inmarsat, Fleet Media, mang đến cho thủy thủ đoàn hàng trăm giờ xem các bộ phim, thể thao và chương trình truyền hình hay nhất của Hollywood và quốc tế, ở bất kỳ đâu trên toàn cầu.
- Thuyền viên phải có Smartphone;
- Smart phone phải được cài Apps Xchange data.
- Các ứng dụng mạng xã hội: Facebook, youtube, twister, instagram và tiktok;
- Các ứng dụng OTT: Zalo, viber, whatsapp, telegram, messenger,…;
- Các trang tin tức, báo chí, phim online;
- Và rất nhiều ứng dụng mạng khác.
P/s: Việc sử dụng được các ứng dụng phụ thuộc hoàn toàn vào gói cước mà tàu đăng ký và tài khoản được cấp ở mức giới hạn hay không giới hạn lưu lượng.
- Hàng năm, chúng tôi luôn có các CTKM hấp dẫn cho dịch vụ VSAT. Chi tiết xin liên hệ Điểm DVKH gần nhất.
- Có 03 Điểm dịch vụ khách hàng tại Hải Phòng, Hà Nội và Hồ Chí Minh.
- Chi tiết thông tin các Điểm DVKH vui lòng xem phần Liên hệ.
Các thành phần thiết bị chính để sử dụng dịch vụ Fleet Xpress bao gồm:
- Ăng ten hàng hải và thiết bị đầu cuối GX.
- Ăng-ten và thiết bị đầu cuối của FleetBroadband 250 hoặc 500.
- Thiết bị mạng ( NSD hoặc Xchange FX).
Thiết bị mạng (NSD) quản lý luồng thông tin và phân bổ băng thông trên tàu. Thiết bị định tuyến thông tin từ tàu và bờ đến điểm đến thích hợp một cách thông minh. NSD giám sát chất lượng của tần số và sẽ tự động chuyển đổi giữa băng tần Ka chính và băng tần L dự phòng để đảm bảo vùng phủ sóng toàn cầu liền mạch. NSD cũng không thể thiếu trong việc cung cấp dịch vụ thoại, trình duyệt web dựa trên sự cho phép của người dùng cuối.
Có, các thiết bị đầu cuối FB500 và FB250 dùng để dự phòng cho hệ thống Fleet Xpress.
Không vì Inmarsat cung cấp dịch vụ UTM dựa trên phần mềm được tích hợp với phần cứng Inmarsat trên tàu, để bảo vệ dữ liệu và giảm rủi ro mạng cho các công ty hàng hải. Dịch vụ UTM cung cấp một bộ bảo vệ an ninh mạng, tường lửa, chống vi-rút, ngăn chặn xâm nhập và lọc web, được hỗ trợ 24/7 trên toàn cầu.
Không, dịch vụ Fleet Xpress có các thẻ SIM riêng biệt với FleetBroadband.
Việc nước vào các thiết bị điện tử nhạy cảm là không tốt,  mặc dù anten VSAT của VISHIPEL lắp đặt có các lỗ thoát nước  (được nhà sản xuất thiết kế) để cho phép một lượng nhỏ nước thoát ra ngoài, kết hợp với khả năng bảo vệ bên trong của các thành phần. Trước mắt, bạn dính hoặc vá tạm thời  lỗ thủng trên mái vòm anten và  gọi kỹ thuật hỗ trợ khi vào cảng.
Dù chúng tôi không tự động chặn truy cập vào các trang web phát video trực tuyến như YouTube, nhưng chúng tôi khuyên quý khách không nên phát video trực tuyến để đạt hiệu suất tối ưu cho phiên truy cập và sự thoải mái của các hành khách đồng hành cùng quý khách. Tuy nhiên tùy thuộc vào các cài đặt của hãng hàng không, phát trực tuyến video có thể bị chặn theo mặc định để tối ưu hóa hiệu suất tổng thể cho tất cả người dùng.

Dịch vụ có thể bị gián đoạn hoặc không khả dụng vì một trong những lý do sau đây:
  • Máy bay có thể chưa đạt độ cao của hành trình,
  • Máy bay có thể đang bay qua một quốc gia chưa cho phép dịch vụ này,
  • Máy bay có thể đang gặp trục trặc kỹ thuật.
Nếu dịch vụ không khả dụng, vui lòng quay lại sau và làm mới trang để kiểm tra tính khả dụng của dịch vụ.
Quý khách có thể nhập phiếu thưởng khuyến mại của mình hoặc bằng cách điền vào biểu mẫu trên trang cổng thông tin hoặc bằng cách nhấp vào biểu tượng tài khoản nằm ở góc trên cùng bên phải của trang chủ cổng thông tin để truy cập vào liên kết “Sử dụng mã để kết nối”.
 

Quý khách có thể nhập mã giảm giá của mình hoặc bằng cách điền vào mẫu đơn trên trang cổng thông tin hoặc bằng cách nhấp vào biểu tượng tài khoản ở góc trên cùng bên phải của trang chủ cổng thông tin để truy cập vào liên kết “Sử dụng mã để kết nối”. Ngoài ra quý khách còn có thể nhập mã của quý khách trên trang ‘Chọn một đề nghị’. Các khoản giảm giá áp dụng sẽ được thực hiện ngay và tổng số tiền mới của quý khách sẽ hiển thị trước khi hoàn tất việc mua hàng.

Mặc dù chúng tôi cố gắng hiển thị các tỷ giá tiền tệ theo thời gian thực, nhưng chúng tôi không đảm bảo tính chính xác của công cụ ước tính tiền tệ. Công cụ ước tính tiền tệ cần được sử dụng làm một sự hướng dẫn chứ không phải là một nguồn tỷ giá tiền tệ đáng tin nhất.

Không, các tính năng này được cung cấp cho quý khách như là một ưu đãi từ hãng hàng không mà quý khách đang bay.

Không, chúng tôi hiện chưa cung cấp khả năng lưu các chi tiết thanh toán về tài khoản của quý khách. Tính năng này có thể khả dụng trong tương lai, vì vậy xin thường xuyên kiểm tra lại.

Có, quý khách có thể cập nhật thông tin cá nhân của mình bao gồm địa chỉ email và mật khẩu bằng cách chọn liên kết cài đặt tài khoản, góc trên cùng bên phải cổng thông tin sau khi quý khách đã đăng nhập.

Khi quý khách tạo tài khoản của mình, thông tin đăng nhập người dùng của quý khách là để sử dụng trong suốt thời gian cung cấp dịch vụ của chúng tôi. Thông tin đăng nhập của quý khách có hiệu lực đối với với tất cả các hãng hàng không cung cấp dịch vụ của VISHIPEL và SITA ONAIR. Tuy nhiên, do các phiên bản khác nhau của phần mềm Wi-Fi trên chuyến bay, thông tin đăng nhập của quý khách có thể không hoạt động trên tất cả các máy bay có dịch vụ của VISHIPEL và SITA ONAIR. Đối với các phiên bản dịch vụ Wi-Fi cũ hơn, quý khách có thể được nhắc tạo thông tin đăng nhập tạm thời cụ thể cho chuyến bay đó.

Quý khách không cần phải tạo một tài khoản để truy cập dịch vụ, nhưng vì lý do pháp lý quý khách sẽ được nhắc nhập địa chỉ email. Quý khách có thể sử dụng lại cùng một địa chỉ email để tiêu thụ lưu lượng Internet hợp lệ của mình ở mọi thời điểm trong suốt chuyến bay này và chuyển đổi giữa các thiết bị khác nhau. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng quý khách đã nhập địa chỉ email của chính mình đúng cách và không có lỗi.
Mạng Wi-Fi trên chuyến bay sử dụng một kết nối vệ tinh và được tối ưu hóa để giảm lượng dữ liệu truyền qua liên kết vệ tinh.
Để tối ưu hóa hơn nữa trải nghiệm Internet của quý khách, chúng tôi khuyên quý khách nên tắt các cập nhật tự động, chẳng hạn như các cập nhật Microsoft Windows hoặc iOS.

Phiên mà quý khách đã mua chỉ cho phép quý khách truy cập vào danh sách các trang web được xác định trước. Truy cập vào các phần còn lại của Internet yêu cầu phải mua một phiên Internet khác. Nếu quý khách muốn truy cập vào các phần còn lại của Internet, xin vui lòng chọn gói dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của quý khách.
 

Có, quý khách có thể bắt đầu và dừng phiên Internet của mình bằng cách nhấn vào nút 'bắt đầu' hoặc 'tạm dừng' trên cổng thông tin. Ngoài ra, phiên của quý khách sẽ tự động dừng lại khi quý khách đăng xuất hoặc nếu dịch vụ bị mất trên chuyến bay. Việc tiêu thụ dữ liệu sẽ không tăng lên cho những lúc phiên bị ngắt kết nối, vì phiên Internet của quý khách lúc ấy sẽ không hoạt động.

Mạng Wi-Fi trên chuyến bay đòi hỏi phải bật cookie và JavaScript để trình duyệt web của quý khách hoạt động đúng cách. Vui lòng bật các cookie và JavaScript trong trình duyệt Internet của quý khách trước khi sử dụng dịch vụ này.

Phiên Internet và các chi tiết sử dụng luôn có sẵn trên cổng thông tin trong suốt thời gian bay của quý khách trong mục "Tài khoản của tôi". Mặc dù chúng tôi khuyên quý khách nên để mở trang này trong suốt chuyến bay, nhưng điều đó là không bắt buộc. Nếu quý khách muốn trở về cổng thông tin, chỉ cần nhấn để quay trở về.

Khi đạt đến giới hạn phiên internet của mình, quý khách sẽ được cung cấp tùy chọn để mua một gói dung lượng mới tùy theo sự lựa chọn của quý khách. Quý khách sẽ được yêu cầu nhập lại các chi tiết thanh toán để hoàn tất việc mua hàng.

Một khi quý khách nhận được bản sao kê thẻ tín dụng của mình, quý khách sẽ thấy một khoản phí dành cho 'Dịch vụ Internet OnAir’.

Chúng tôi chấp nhận hầu hết các thẻ tín dụng chính, bao gồm VISA, MasterCard, American Express, JCB, Diners Club và Discover. Sau khi hoàn tất việc mua hàng, thẻ tín dụng của quý khách sẽ bị tính phí dịch vụ.
LƯU Ý: tổ chức phát hành thẻ tín dụng của quý khách có thể áp dụng một mức phí nước ngoài nằm ngoài mức phí của chúng tôi.
Để đảm bảo việc sử dụng Internet phù hợp, VISHIPEL và SITA ONAIR, kết hợp với hãng hàng không quý khách đang bay, có thể chặn nội dung web theo một tập hợp các danh mục, chẳng hạn, nhưng không giới hạn:
  • Bạo lực (minh họa và khuyến khích)
  • Ma túy/các vấn đề về ma túy
  • Khỏa thân, tranh ảnh khỏa thân và lối sống
  • Nội dung dành cho người lớn
  • Các hành vi tình dục, khiêu dâm
  • Quân sự/cực đoan
  • Các tài liệu tải về vi phạm bản quyền và bất hợp pháp
  • Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng được quy định tại điều 8 Luật An ninh mạng số: 24/2018/QH14 hiệu lực từ 1/1/2019.
Hãy chắc chắn rằng nội dung quý khách đang cố truy cập là phù hợp và tuân thủ theo Điều khoản và Điều kiện của chúng tôi.
Nếu quý khách tin rằng trang web đã bị chặn do lỗi, thì quý khách có thể kiến nghị bỏ chặn trang web bằng cách liên hệ với chúng passengercare@vishipel.com.vn.


VISHIPEL và SITA OnAir cung cấp hỗ trợ cho quý khách qua tài liệu hướng dẫn trên máy bay và qua địa chỉ email và số điện thoại chuyên dụng sau:
 

Hệ thống Đài TTDH Việt Nam trực canh DSC trên tần số: 2187.5 kHz; 4207.5 kHz; 6312 kHz; 8414.5 kHz; 12577 kHz; 16804.5 kHz; Kênh 70 VHF.

Hệ thống Đài TTDH Việt Nam phát Thông tin An toàn Hàng hải (MSI) trên các tần số sau:

- Đối với phương thức Thoại vô tuyến: 7906 kHz; 8294 kHz; Kênh 16 VHF và Kênh 18 VHF.

- Đối với phương thức NAVTEX: 490 kHz; 518 kHz; 4209.5 kHz.

Khi gặp trường hợp khẩn cấp, tàu có thể gọi về bất kỳ Đài TTDH Việt Nam nào trên các phương thức và tần số khác nhau:

- Phương thức Thoại vô tuyến trên tần số 7903 kHz (dải tần MF/HF) và Kênh 16 (dải tần VHF).

- Phương thức Gọi chọn số (DSC) trên tần số 2187.5 kHz; 4207.5 kHz; 6312 kHz; 8414.5 kHz; 12577 kHz; 16804.5 kHz; Kênh 70 VHF.

Để nghe được thông tin thời tiết biển trên sóng vô tuyến từ hệ thống Đài TTDH Việt Nam, tàu phải nghe trên tần số 7906 kHz; 8294 kHz (MF/HF) và Kênh 16 (VHF).
Tàu thuyền không thể sử dụng được đường thoại, bao gồm cả gọi 505, khi thiết bị FleetBroadband đang chạy kết nối ISDN. Do ISDN cũng dùng cổng chuyển mạch, mà thiết bị FleetBroadband chỉ cho phép 01 kết nối chuyển mạch tại một thời điểm, nên tàu thuyền cần ngắt kết nối ISDN để gọi 505.
Tàu thuyền hoàn toàn có thể gọi 505 trong trường hợp này, do FleetBroadband hỗ trợ kết nối thoại và dữ liệu IP cùng một lúc.
Câu trả lời là không. Chỉ cần bật thiết bị FleetBroadband và kết nối với bộ chuyển mạch là có thể gọi được 505.

 Phương thức liên lạc thoại miễn phí trong trường hợp khẩn cấp dùng được với tất cả các thiết bị FleetBroadband

• Số điện thoại đơn giản, dễ nhớ, tương tự tín hiệu “SOS” (505)

• Kết nối ngay lập tức tới Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn, không mất thời gian chờ.

• Không cần lắp đặt thêm thiết bị để sử dụng dịch vụ. Chỉ cần thiết bị FleetBroadband là đủ.

Cuộc gọi 505 sẽ được chuyển trực tiếp đến 01 trong 03 MRCC trên thế giới. Cuộc gọi này không cần nối máy qua trung tâm quản lý cuộc gọi hay trung tâm dịch vụ nào của nhà cung cấp. Tàu thuyền có thể yên tâm rằng mình sẽ được nối máy đến các chuyên gia của ngành hàng hải, có thể hỗ trợ hoặc hướng dẫn họ trong mọi tình huống nguy hiểm trên biển.
Dịch vụ này dành cho các tàu trang bị thiết bị FleetBroadband nhưng không theo chuẩn GMDSS. Cuộc gọi khẩn cấp 505 lý tưởng với tàu thương mại, tàu giải trí và tàu cá cỡ vừa và nhỏ. Nhà cung cấp dịch vụ cũng trông đợi tàu thuyền lớn sẽ quan tâm đến dịch vụ này như một dịch vụ dự phòng.
Cuộc gọi này không đáp ứng theo Hệ thống thông tin Cấp cứu và An toàn toàn cầu (GMDSS). Nếu tàu thuyền của bạn có tổng trọng tải hơn 300GRT, trên tàu đã được lắp đặt các thiết bị theo GMDSS rồi. Luôn ưu tiên sử dụng thết bị theo GMDSS để liên lạc tới MRCC.
Cuộc gọi khẩn cấp 505 có sẵn cho dịch vụ Inmarsat FleetBroadband sử dụng các thiết bị FBB500, FBB250, FBB150 hoặc Fleet One. Không cần phải lắp đặt thêm thiết bị để sử dụng cuộc gọi.
Đây là cuộc gọi được Inmarsat cung cấp hoàn toàn miễn phí, và chỉ được dùng trong các tình huống khẩn cấp.
Cuộc gọi khẩn cấp 505 là phương thức liên lạc an toàn mới dành cho FleetBroadband, cho phép tàu thuyền trong tình huống khẩn cấp có thể thực hiện cuộc gọi thoại trực tiếp đến 01 Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn (MRCC), đơn giản bằng cách quay số 505.
.1 Đảm bảo rằng tất cả các nhân viên được cấp chứng chỉ GMDSS chịu trách nhiệm gửi báo động cấp cứu đã được hướng dẫn và có đủ khả năng vận hành, thiết bị vô tuyến điện cụ thể trên tàu;
.2 Đảm bảo người chịu trách nhiệm thông tin liên lạc trên tàu phải cung cấp các thông tin và hướng dẫn cần thiết cho tất cả các thành viên trên tàu về cách sử dụng thiết bị GMDSS để gửi một báo động cấp cứu trong các trường hợp cấp cứu;
.3 Đảm bảo hướng dẫn về thiết bị khẩn cấp phải được sử dụng để cung cấp chức năng GMDSSnhư một cuộc diễn tập "rời tàu",
.4 Đảm bảo việc kiểm thử thiết bị GMDSS chỉ được thực hiện dưới sự giám sát của người chịu trách nhiệm về các thông tin liên lạc trong các sự kiện cấp cứu;
.5 Đảm bảo việc kiểm thử thiết bị GMDSS hoặc các cuộc diễn tập không bao giờ được phép gây ra các báo động cấp cứu giả;
.6 Đảm bảo các nhận dạng được mã hóa trong các phao EPIRB phải được đăng ký một cách chính xác trong cơ sở dữ liệu có thể truy cập 24h/ngày hoặc được cung cấp tự động tới các cơ quan tìm kiếm cứu nạn(Thuyền trưởng phải  xác nhận các phao EPIRB đã được đăng ký trên cơ sở dữ liệuCospas-Sarsat, việc này hỗ trợ các dịch vụ tìm kiếm cứu nạn xác minh tàu bị nạn trong các sự kiện cấp cứu );
.7 Đảm bảo dữ liệu đăng ký phao EPIRB, Inmarsat và DSC được cập nhật ngay lập tức nếu có bất kỳ thay đổi thông tin nào liên quan đến tàu như chủ tàu, tên tàu hoặc quốc gia treo cờ, và đảm bảo cập nhật lại dữ liệu mới của tàu vào thiết bị GMDSS có liên quan;
.8 Đối với các tàu đóng mới thì vị trí lắp đặt phao EPIRB phải đảm bảo được xem xét ở giai đoạn thiết kế và thi công ban đầu;
.9 Đảm bảo các phao EPIRB được lắp đặt cẩn thận theo đúng các hướng dẫn của nhà sản xuất và được các nhân viên có trình độ sử dụng Phao EPIRB phải được lắp đặt ở một vị trí cho phép chúng có thể tự nổi và tự động kích hoạt khi tàu đắm. Phải bảo quản để đảm bảo phao không bị can thiệp vào hoặc bị kích hoạt không mong muốn. Nếu mã hóa phao cần được thay đổi hoặc các pin nguồn cung cấp đang được bảo dưỡng, thì nhất thiết phải tuân theo các yêu cầu của nhà sản xuất một cách nghiêm ngặt. Trong một số trường hợp dây buộc phao EPIRB bị gắn chặt vào tàu nên không thể nổi tự do trên mặt nước.
.10 Đảm bảo các phao EPIRB không bị kích hoạt nếu tàu bị nạn đã nhận được sự trợ giúp ngay lập tức (các phao EPIRB dùng để gọi trợ giúp nếu tàu không thể nhận được sử trợ giúp bằng các phương thức khác, và để cung cấp thông tin vị trí và các tín hiệu hiện trường cho các đơn vị tìm kiếm cứu nạn);
.11 Đảm bảo nếu một tàu vô tình phát báo động cấp cứu thì tàu sẽ phải cố gắng liên lạc với Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn bằng bất kỳ phương tiện nào để hủy báo động cấp cứu giả theo các quy trình;
.12 , Sau khi sử dụng phao EPIRB trong trường hợp khẩn cấp, cố gắng tìm lại được phao EPIRB và ngắt kích hoạt
.13 Đảm bảo khi phao EPIRB bị hư hỏng và cần phải hủy, nếu tàu được bán làm phế liệu, hoặc nếu phao EPIRB không còn được sử dụng vì bất kỳ lý do gì, thì phải ngừng hoạt động phao EPIRB bằng cách thực hiện tháo pin nguồn cung cấp và nếu có thể trả lại nhà sản xuất hoặc thực hiện phá hủy phao.

Rất ít trường hợp mà chủ thiết bị cần kích hoạt thiết bị cấp cứu ở chức năng hoạt động thông thường với mục đích để thử. Dù vị trí thiết bị cấp cứu đang ở đâu và thời gian kích hoạt dài hay ngắn, việc kích hoạt thiết bị ở chế độ hoạt động thông thường sẽ bị đài LUT trong hệ thống Cospas-Sarsat phát hiện. Sau đó, báo động cấp cứu sẽ được chuyển tới các Trung tâm MCC trong hệ thống Cospas-Sarsat. Kết quả là, một loạt các hoạt động phối hợp liên quốc gia thực hiện để đảm bảo rằng tất cả các Trung tâm MCC trên khắp thế giới đều biết về việc phát cấp cứu của thiết bị ở chế độ hoạt động và các thiết bị máy móc tại Trung tâm MCC đã được lập trình cho việc ứng phó tiếp theo với báo động cấp cứu nhận được.
Do vậy, việc thử thiết bị cấp cứu ở chế độ hoạt động nên được thông báo và phối hợp trực tiếp với Trung tâm MCC phụ trách khu vực có thiết bị.

Thiết bị cấp cứu EPIRB/ELT/PLB được thiết kế với chức năng tự kiểm tra để đánh giá các chức năng hoạt động sẵn sàng của thiết bị. Việc nhấn nút thử thiết bị sẽ không phát ra tín hiệu cấp cứu lên vệ tinh Cospas-Sarsat. Tuy nhiên, việc thử sẽ gây tốn pin của thiết bị, do vậy việc thử chỉ nên thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu chủ phao có thắc mắc liên quan đến chức năng tự thử của thiết bị, hãy liên hệ với nhà sản xuất phao trước khi tiến hành thử phao.
Nếu chủ phương tiện vô tình kích hoạt chức năng hoạt động của thiết bị, hãy ngay lập tức liên hệ với Trung tâm MCC gần nhất để thông báo. Trung tâm MCC Việt nam có địa chỉ tại số 02, Nguyễn Thượng Hiền, Hồng Bàng, Hải Phòng, ĐT: 0225. 3822 181.
Phao cứu nạn được mã hóa theo loại phao và phương thức sử dụng. Chuỗi mã nhận dạng được mã hóa bởi nhà cung cấp được gọi là mã HEX ID. Khi giải mã chuỗi nhận dạng HEX ID sẽ nhận được các thông tin cần thiết về phương tiện: mã quốc gia, giao thức sử dụng của phao, hô hiệu của tàu hay máy bay, số MMSI hay đăng ký, hay một chuỗi số được liên kết tới cơ sở dữ liệu trong trường hợp phao được tích hợp GPS. Mỗi phao chỉ được gắn với số MMSI, hô hiệu của một tàu hay một máy bay cụ thể, nếu có sự chuyển đổi phương tiện phao cần phải mã hóa lại. Để giải mã được mã HEX ID của phao bạn truy cập vào trang web sau và điền mã HEX ID của phao: http://www.cospas-sarsat.org/en/component/beacondecode/?task=showBeacon
Số HEX ID hay chuỗi số nhận dạng là chuỗi mã được cài đặt trong mỗi một phao Cospas-Sarsat và sẽ truyền đi khi phao được kích hoạt. Số HEX ID gồm 15 ký từ bao gồm các số từ 0-9 và các chữ cái từ A-F.  Mã được gắn trên thân phao. Khi tiến hành đăng ký phao sử dụng phải điền thông tin này vào trong mẫu đăng ký vì đây chính là liên kết duy nhất giữa phao cứu nạn với cơ sở dữ liệu về phao. Không có mã HEX ID này phao sẽ không được đăng ký.

Phao Cospas-Sarsat hoạt động trên tần số 406 MHz và có thể được kích hoạt bằng 2 cách nhân công và tự động. Khi Phao Cospas-Sarat được kích hoạt sẽ phát ra tín hiệu, tín hiệu đó được phát lên vệ tinh, qua các trạm xử lý ở dưới mặt đất và chuyển tới cơ quan Tìm kiếm Cứu nạn thích hợp.

Phao Cospas-Sarsat chỉ được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp (gặp sự cố, tai nạn) có khả năng nguy hiểm đến tính mạng con người. Phao Cospas-Sarsat giúp cho cơ quan tìm kiếm cứu nạn có thể xác định vị trí người bị nạn.
Phao Cospas-Sarsat gồm có 4 loại hoạt động trên 3 lĩnh vực như sau:
  • Phao Vô tuyến Chỉ báo Vị trí Khẩn cấp (EPIRB), Phao Báo động An ninh Tàu biển (SSAS) được trang bị cho tàu thuyền, phương tiện, công trình trên biển;
  • Phao Định vị Khẩn cấp (ELT) được trang bị cho các tàu bay;
  • Phao Định vị Cá nhân (PLB) được trang bị cho cá nhân như người đi bộ, ô tô và những người thám hiểm trên đất liền.

Phao Cấp cứu Cospas-Sarsat là thiết bị điện tử giúp cho cơ quan tìm kiếm cứu nạn có thể xác định vị trí người bị nạn trong các tình huống tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.
Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam (Vishipel)
Cơ quan chủ quản: Bộ Giao thông Vận tải
Bản quyền thuộc về Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam (Vishipel)
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Anh Sơn - Phó Tổng Giám đốc Công ty.
Giấy phép thiết lập Trang tin điện tử số 01/GP-TTĐT do Sở Thông tin và truyền thông
Hải Phòng cấp ngày 21/03/2024.